7 bệnh ngoài da trẻ sơ sinh thường gặp mùa hè và cách chữa trị ?

7 bệnh ngoài da trẻ sơ sinh thường gặp mùa hè và cách chữa trị ?

(Tambehanoi.com) – Vào mùa Hè thời tiết nóng lực và do đó trẻ sơ sinh sẽ thường gặp 1 số bệnh , và đây là 7 bệnh ngoài Da trẻ sơ sinh thường gặp mùa hè và cách chữa trị giúp chị em tại nhà .

 

1- Bệnh chàm da trẻ sơ sinh trong mùa hè :

Bệnh chàm da trẻ sơ sinh thường do chàm sữa hay lác sữa là bệnh cấp tính thường gặp ở 60% trẻ nhỏ dưới 11 tháng tuổi, nhất là các bé còn đang bú mẹ. Đặc biệt, chàm sữa có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong năm và thường khu trú ở mặt, hai bên má, trán, cằm, vùng cổ và có thể lan ra khắp người, chân tay của trẻ.

– Biểu hiện khi trẻ bị chàm sữa là có nhiều mụn nước trên nền hồng ban, đỏ, có thể nứt da, rỉ nước trong hoặc vàng, sau đó đóng mài và tróc vảy. Thông thường, sau một thời gian chàm sữa sẽ tự biến mất, nhưng nếu sau 4 tuổi trẻ vẫn không khỏi thì bệnh sẽ rất hay tái phát lại với mức độ kéo dài và được gọi là chàm thể tạng.

– Bên cạnh việc khiến trẻ khó ngủ, bú kém, quấy khóc, chàm sữa còn gây ngứa, làm trẻ thường xuyên cọ hoặc chà xát lên mặt gây trầy xước và rất dễ bị nhiễm trùng. Do đó, mẹ cần phải đặc biệt lưu tâm việc vệ sinh khi trẻ bị chàm sữa. Mẹ cũng không nên tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà bị chàm sữa bằng nước quá nóng hoặc các loại lá tắm không đảm bảo vệ sinh, mẹ cũng nên hạn chế dùng xà phòng, các chất tẩy rửa quá mạnh cho con vì có thể làm kích ứng, bội nhiễm da.

2-Bệnh Rôm Sảy trẻ sơ sinh trong mùa hè :

–  Bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh được xem là bệnh ngoài da phổ biến nhất ở trẻ trong mùa nắng nóng. Đối tượng được rôm sảy yêu thích hơn cả là các bé dưới 3 tuổi. Khi trẻ bị rôm sảy, trên cơ thể sẽ xuất hiện các mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn theo từng mảng gây ngứa, rát.

Trẻ bị rôm sảy là do các ống dẫn mồ hôi bị bít tắc làm mồ hôi ứ đọng ở lớp dưới da. Do đó, càng ở những vùng mồ hôi tiết ra nhiều như đầu, cổ, lưng, ngực, các nếp gấp của cơ thể thì càng có nhiều rôm sảy. Ngoài ra nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ còn do tiết trời oi bức, vận động nhiều, sốt cao, mặc quần áo quá nhiều…

– Bên cạnh việc khiến trẻ khó chịu, đau rát, quấy khóc, biếng ăn, mất ngủ, rôm sảy còn có thể phát triển thành mụn nhọt, nhiễm trùng da, thậm chí nếu không được xử trí kịp thời còn khiến trẻ bị chóng mặt, buồn nôn và đột quỵ.

3. Hăm da ở trẻ sơ sinh (hăm tã)

Hăm tã ở trẻ sơ sinh là chứng bệnh ngoài da thường gặp ở 30% trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi. Không chỉ phát sinh trong mùa lạnh, điều kiện thời tiết nóng ẩm kèo theo những cơn mưa cũng là thời điểm lý tưởng để hăm tã “tác oai, tác quái”. Điều này giải thích vì sao, trẻ bị hăm tã ở bẹn, cổ… quấy rầy trong những ngày nắng nóng.

– Về bản chất, làn da trẻ vốn rất mỏng manh và nhạy cảm. Da của trẻ mỏng hơn gấp 3 lần da người lớn và nhạy cảm hơn gấp 5 lần da người lớn. Chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể khiến da trẻ bị tổn thương và bị hăm. Chưa kể, việc da trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường ẩm ướt tại khu vực đóng tã cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây hăm tã ở trẻ.

Hăm tã rất dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Mẹ có thể căn cứ vào những dấu hiệu của hăm tã dưới đây để kết luận con có bị hăm tã hay không:

  • Vùng da trẻ mặc tã hoặc khu vực xung quanh hậu môn bị tấy đỏ kèm theo mùi khai.
  • Da trẻ xuất hiện những vết mẩn, ửng đỏ, căng da, không lặn.
  • Trẻ khó chịu, không hợp tác hoặc quấy khóc lúc tiểu tiện, khi được mẹ thay tã hoặc vệ sinh vùng mặc tã.
  • Vùng da bị hăm nóng hơn ở những vùng da khác trên cơ thể.
  • Tình trạng nặng có thể xuất hiện sưng tấy, lở loét.

Nhiều người cho rằng, bệnh hăm tã là bệnh lý ngoài da ở thể nhẹ nên không đủ sức tác động lên sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, đây thực sự là một suy nghĩ sai lầm. Thực tế đã chứng minh, hăm tã gây rất nhiều bất tiện cho trẻ, chúng khiến trẻ dễ cáu gắt, lười ăn, ngủ không ngon giấc, hay giật mình. Hăm tã ở trẻ nhỏ còn ảnh hưởng đến sự vận động của trẻ (do bị cọ sát nên gây đau đớn). Chưa kể, việc không được điều trị dứt điểm hăm tã còn khiến dễ phát triển thành nấm, nhiễm khuẩn, viêm nhiễm bộ phận sinh dục.Nên khi trẻ bị hăm , bạn hàng ngày sẽ vệ sinh và thay tã cho con liên tục, hoặc không đóng bỉm cho trẻ kèm theo bôi thuốc trị hăm cho bé để bé mau khỏi .

4. Bệnh tay, chân miệng ở trẻ sơ sinh :

– Nguyên nhân Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh  là do Enterovirus coxsackie gây ra, và như tên gọi, nó gây phát ban đau đớn xuất hiện quanh miệng, bên trong miệng và ở tay và chân (lòng bàn tay và lòng bàn chân). Một đứa trẻ có thể bị sốt và nhiễm trùng sẽ tự giới hạn, biến mất trong vòng một tuần.

5. Viêm da tiếp xúc do nắng ở trẻ sơ sinh 

Viêm da trẻ sơ sinh do ánh nắng là một phản ứng viêm da cấp hay mạn tính do tiếp xúc quá nhiều hay quá nhạy cảm với ánh nắng. Bệnh thường gặp hơn ở những trẻ có cơ địa dị ứng với biểu hiện là sau khi đi nắng, da nổi mẩn đỏ, phù, mọc mụn nước, càng gãi, chỗ mẩn lại càng lan rộng. Vị trí hay gặp nhất là vùng da hở ở cổ, tay, chân.

– Để phòng ngừa bệnh viêm da tiếp xúc do nắng, bố mẹ không nên cho trẻ ra nắng ở những khung giờ cao điểm từ 10h-15h chiều, khi cho trẻ ra ngoài cần thoa kem chống nắng và có các biện pháp che chắn kịp thời cho trẻ bằng nón, mũ rộng vành. Khi phát hiện trẻ bị viêm da sau khi tiếp xúc với ánh nắng, cần đưa trẻ ngay đến các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

– Ngoài ra Viêm da thể tạ trẻ sơ sinh là một thể eczema với các nốt đỏ gây ngứa ngáy, da khô tróc, đôi khi còn có nốt mưng nước và rỉ ra, dẫn đến tróc vảy. Bệnh lí này thường gặp ở trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi, với nguyên nhân có thể là do yếu tố di truyền, hoặc hệ miễn dịch của trẻ kém.

– Viêm da thể tạng thường xuất hiện đồng thời với hiện tượng trẻ sơ sinh bị kê sữa, đó là lí do rất nhiều mẹ nhầm lẫn với tình trạng kê sữa và viêm da thể tạng khiến việc điều trị gặp nhiều trở ngại và khó khăn.

– Để trị viêm da thể tạng triệt để, các mẹ nên chú ý vệ sinh trong quá trình chăm sóc mẹ sau sinh tại nhà và cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày và hỏi ý kiến bác sỹ để nhận được sự tư vấn và điều trị phù hợp nhất.

6 – Mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh :

– Mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ phổ biến ở trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi với những triệu chứng điển hình như: xuất hiện những nốt đỏ hồng, nổi nốt nhỏ màu đỏ, có thể bong vảy hoặc mẩn đỏ kèm các mụn nước nhỏ ở trên bề mặt nốt đỏ hoặc xung quanh nốt đỏ. Mẩn ngứa thường xuất hiện nhiều nhất ở phần đầu, mặt, gò má, trán, cổ, vai và lưng trẻ.

– Có thể thấy, mẩn ngứa gây khá nhiều bất tiện cho trẻ. Trước hết là những trận ngứa ngáy khiến trẻ thường lắc, cọ đầu hoặc dùng 2 tay để gãi. Tiếp đó, mẩn ngứa cũng là thủ phạm làm trẻ quấy khóc nhiều hơn cũng như ăn không ngon miệng và ngủ không sâu giấc. Chưa kể, việc trẻ gãi nhiều lên vùng da bị chàm sữa còn dễ dẫn đến nhiễm trùng, nổi hạch và mưng mủ.

– Nguyên nhân khiến trẻ bị mẩn ngứa có thể là do thay đổi thời tiết, do cơ địa, dị ứng (dị ứng thực phẩm như tôm, cua, thịt bò, sữa, dị ứng phấn hoa, dị ứng với các sản phẩm tắm gội…) hoặc các tác nhân gây kích ứng của môi trường bên ngoài (khó bụi, lông chó, lông mèo…). Trong đó, theo thống kê, có đến 50% trẻ bị mẩn ngứa có liên quan đến dị ứng.Các mẹ sẽ thường xuyên tắm bé tại nhà cho trẻ để vệ sinh cho bé.

7- Chốc lở ở trẻ sơ sinh  như thế nào ?

Bệnh chốc lở ở trẻ nhỏ do 90% trường hợp bị chốc lở là các bé ở tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Đặc biệt bệnh rất dễ lây lan từ vùng da này sang vùng da khác hoặc tử trẻ này sang trẻ khác. Nguyên nhân gây chốc lở ở trẻ là do tụ cầu vàng và liên cầu khuẩn.

– Chốc lở thường xuất hiện ở chân tay, da đầu, bụng lưng trẻ với những bóng nước hình tròn, dẹp sau vài giờ, bóng nước đục dần, có mủ rồi vỡ, đóng vảy màu vàng. Trẻ bị chốc lở thường quấy khóc, bỏ bữa và hay dùng tay gãi vùng da ngứa, do đó, việc phải mặc quần áo chật hoặc quá dày cũng như thời tiết nóng bức sẽ khiến trẻ vô cùng khó chịu.

– Có nhiều dạng chốc lở: chốc lở truyền nhiễm, chốc lở mủ và chốc lở dạng phỏng. Trẻ bị chốc lở thường sưng hạch ở quanh vùng có vết chốc. Việc không được chữa trị kịp thời có thể khiến trẻ bị viêm cầu thận với những dấu hiệu điển hình như phù mặt, đi tiểu ít, tăng huyết áp, cứng khớp, đau xương…

Ngoài 7 bệnh trẻ thường gặp ở trẻ sơ sinh trong mùa hè thì còn có bệnh nấm da và mụn nhọt ở trẻ sơ sinh các mẹ cũng cần phải hết sức quan tâm và để ý, nếu các bạn không biết các sử lý có thể gọi nên trung tâm để các bác sĩ tư vấn .

Ngoài ra nếu các chị có nhu cầu thông tắc tia sữa tại nhà bên mình sẽ có dịch vụ chuyên nghiệp với đội ngũ bác sỹ có nhiều năm trong việc chữa tắc tia sữa sẽ làm quý vị hài lòng .

Dang-ky-dich-vu-tam-be

Bài viết liên quan :

About admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

.
.
.
.