SÁN LỢN GẠO ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không và cách phòng tránh hiệu quả nhât ?

SÁN LỢN GẠO ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không và cách phòng tránh hiệu quả nhât ?

(Tambehanoi.com) – SÁN LỢN GẠO ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không và cách phòng tránh hiệu quả nhất về sán lợn gạo là như thế nào các bạn xem qua .

Sán lợn Gạo

Sán lợn gạo như thế nào ?

  • Bệnh ấu trùng sán lợn hay Bệnh lợn gạo là bệnh truyền nhiễm ở mô gây ra bởi ấu trùng,  sán dây lợn (Taeniasolium).Người nhiễm bệnh có thể có rất ít hoặc không có triệu chứng trong nhiều năm, có những u chắc không đau khoảng 1–2 cm ở dưới da và ở cơ, hoặc có triệu chứng thần kinh nếu não bị ảnh hưởng.
  • Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), tùy thuộc vào trường hợp ăn hay nuốt phải trứng sán, hoặc nang ấu trùng mà người mắc bệnh có thể rơi vào một trong hai thể bệnh sau:

* Bệnh ấu trùng sán lợn: Đây là trường hợp người mắc bệnh ăn phải trứng sán dây lợn có trong thức ăn hoặc nuốt phải trứng sán, trứng đi vào dạ dày, nở ra ấu trùng rồi đi đến ruột non. Ấu trùng này sẽ xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại một số cơ quan trong cơ thể như các cơ vân, não, mắt… Trường hợp này là nhiễm từ môi trường bên ngoài cơ thể nên có thể thấy ít ấu trùng ở các mô.

Au trung san lon o tre nho bac ninh

-Ấu trùng sán theo máu đi đến các cơ, mắt hay não của người và sẽ hóa thành nang sán. Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau. Khi nang sán làm tổ trong não, người bệnh có thể bị động kinh, liệt tay chân hoặc liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ, đau đầu dữ dội. Nếu nang sán nằm trong mắt thì có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù vĩnh viễn.
*Bệnh sán trưởng thành ở ruột: Trường hợp này là do ăn phải thịt lợn sống hoặc chưa qua nấu chín, có chứa các nang sán (sán lợn gạo). Khi đi xuống dạ dày, ấu trùng sán sẽ thoát nang và bám dính vào ruột non rồi phát triển lên thành sán dây trưởng thành.
San lon truong thanh o ruot
-Sán dây trưởng thành sinh sôi nhanh và mọc ra các đốt mới từ cổ, tạo ra hàng ngàn đốt sán mới. Mỗi đốt có khoảng 50.000 trứng, kéo dài chiều dài của sán trưởng thành lên tới 2 – 12m và chúng có thể ký sinh trong ruột non nhiều năm. Trong trường hợp người bệnh có sán trưởng thành trong ruột, khi đốt sán già rụng có thể gây trào ngược lên dạ dày do phản ứng của nhu động ruột. Như vậy, số lượng ấu trùng sản sinh ra sẽ rất lớn, tương tự như ăn phải đốt sán mới và có thể chuyển thành thể bệnh ấu trùng sán lợn.

-Bệnh sán dây trưởng thành thường không có biểu hiện cụ thể nên cần chú ý nếu gặp phải những triệu chứng như cơ thể khó chịu, bứt rứt… Ngoài ra, một số trường hợp còn phát hiện thấy có trứng sán trong phân khi đi đại tiện.

Sán Lợn Gạo nguyên nhân và cách phòng tránh :

Theo Giáo sư Nguyễn Văn Đề – nguyên Trưởng Bộ môn Ký sinh trùng – Trường Đại học Y Hà Nội, số bệnh nhân mắc sán lợn trong cộng đồng không phải là hiếm và ăn phải nang sán nguy hiểm hơn ăn phải sán.

-GS Đề cho biết ở Việt Nam có tới 50 tỉnh mắc sán dây lợn, trong đó nam giới chiếm 70 % có bệnh nhân mang tới 300 nang sán dưới da, đa số bệnh nhân mang nang sán dưới cơ kèm theo nang sán trong não.

-Nguyên nhân là do việc chăn nuôi, canh tác còn nhiều hạn chế (sử dụng phân tươi, vệ sinh kém).

-Việc ăn phải sán gạo lợn gây sán không nguy hiểm bằng bệnh nhân ăn phải nang sán lợn gạo vì nang sán sẽ phát triển thành sán nhanh hơn.

-Nguồn nhiễm không chỉ là ở thịt lợn có nang sán mà cả rau quả sống cũng có thể bị nhiễm sán. Vì người nhiễm sán đi đại tiện, đốt sán rụng theo phân và giải phóng ra môi trường – côn trùng tha phân đi và nếu ăn phải rau sống chưa nấu chín có nang sán này.

-Ngoài ra, một số bệnh nhân còn tự nhiễm vì bản thân đốt sán sinh ra cả nghìn trứng và trứng sán này tiếp túc phát triển trong cơ thể, di chuyển đến các cơ vân, mắt, não. Lúc đó bệnh nhân nặng hơn.

-Khi ăn phải sán lợn gáo thì chỉ từ 10 đến 15 ngày sau, khi xét nghiệm máu bằng phương pháp ELISA sẽ có thể phát hiện dương tính với sán không.

-Các bé và người lớn bị nhiễm sán lợn Gạo thường là do ăn phải thực phẩm hoặc uống nước chứa trứng sán lợn. Rau sống là nguồn lây bệnh chính.Trứng sán lợn ăn phải này xuất phát từ trong phân của người bị nhiễm sán trưởng thành, trường hợp này gọi là bệnh sán lợn trưởng thành. Bệnh sán lợn trưởng thành là một bệnh khác do ăn phải nang sán trong thịt lợn nấu không chín

-Những người sống với ai đó bị nhiễm sán lợn thì có nguy cơ cao hơn mắc bệnh ấu trùng sán lợn. Việc chẩn đoán có thể dựa vào chọc hút nang sán.Chụp hình não bằng cắt lớp điện toán (CT) hoặc hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) mang hiệu quả cao nhất trong chẩn đoán bệnh ở não. Số bạch cầu, được gọi là bạch cầu ái toan, tăng trong dịch não tủy và máu cũng được sử dụng làm chẩn đoán.

Triệu trứng bệnh sán lợn :

-Da có các nang nhỏ, bằng hạt đỗ hoặc hạt dẻ, tròn, chắc, không đau, di động trên nền sâu và lăn dưới da, màu da ở trên bình thường. U nang sán thường nổi ở mặt trong cánh tay nhưng có thể nổi ở bất kỳ vị trí nào và có tính cách đối xứng. Rất hiếm khi các u nằm bên cạnh dây thần kinh và gây đau dây thần kinh hoặc chèn ép lâm ba gây phù voi. U nang sán sau nhiều năm sẽ bị vôi hoá, lúc này có thể phát hiện được bằng X quang.

-Não có biểu hiện như một u nang trong não hoặc có thể gây nên nhiều triệu chứng lâm sàng đa dạng không đặc hiệu tăng áp lực sọ não, cơn động kinh, suy nhược trí năng, rối loạn tâm thần. Bệnh nhân có thể bị liệt, thậm chí đột tử. Mắt thì nang ấu trùng có thể nằm trong hốc mắt, mi mắt, trong kết mạc, thuỷ tinh thể, tiền phòng gây giảm thị lực hoặc bị mù tuỳ theo vị trí của ấu trùng trong mắt. Cơ tim có thể làm tim đập nhanh, tiếng tim bị biến đổi, bệnh nhân bị ngất xỉu.

-Ở lợn, tùy theo mức độ, số lượng ấu trùng nhiều hay ít, lợn có biểu hiện những triệu chứng như sốt nhẹ, kém ăn, gầy yếu, sút cân, đi lại khó khăn, dưới da và trong cơ có rất nhiều những nốt cục nhìn rất rõ, xung quanh những mạch máu, cơ nổi rõ như hạt gạo,mạch máu tắc nghẽn bởi nốt gạo. Lợn có thể bị tê liệt hay què, kiệt sức và chết tùy theo mức độ nhiễm bệnh.

Cách phòng tránh bệnh sán lợn ở trẻ nhỏ :

Có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả bằng vệ sinh cá nhân và cải thiện điều kiện vệ sinh. Việc phòng ngừa bao gồm: nấu thịt heo chín kỹ, nhà vệ sinh hợp quy cách và tăng cường khả năng tiếp cận được nguồn nước sạch. Điều quan trọng để phòng ngừa lây lan là điều trị những người mắc bệnh sán lợn trưởng thành. Bệnh mà không ảnh hưởng đến hệ thần kinh có thể không cần điều trị. Điều trị những người mắc bệnh ấu trùng sán lợn ở não bằng praziquantel hoặc albendazole. Việc dùng thuốc có thể đòi hỏi thời gian dài. Steroid, để chống viêm trong thời gian điều trị, và thuốc chống co giật cũng có thể được dùng. Đôi khi phẫu thuật để loại bỏ nang sán.
Hậu quả sán lợn gạo có thể gây ra :

-Ấu trùng sán lợn gạo ếu đi vào não, ký sinh trong não sẽ tạo thành những bọc ấu trùng gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh mà hiện nay mọi người thường gọi là sán não. Các biểu hiện của sán não như đau đầu, buồn nôn, nặng có thể có những biểu hiện co giật giống như bệnh động kinh.
– Ấu trùng sán đi vào mắt, ký sinh trong đáy mắt có thể gây mù lòa.
– Ấu trùng sán ký sinh trong cơ với mật độ cao sẽ gây viêm cơ khiến trương lực cơ giảm, làm giảm khả năng lao động.
– Ấu trùng sán cũng có thể ký sinh ở da gây nên những hạt gạo dưới da, ảnh hưởng tới thẩm mỹ.

Sán Lợn gạo có thể trị khỏi hoàn toàn bằng thuốc ?

Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính, việc điều trị sán lợn gạo cũng không quá phức tạp mà chỉ cần theo dõi phác đồ của Bộ Y tế. Với phác đồ điều trị hiện nay, để tiêu diệt sán trưởng thành chỉ mất 1 ngày, còn tiêu diệt hết trứng sán mất khoảng 2 tuần. Do vậy, các trường hợp dương tính sẽ được bác sĩ tư vấn và quay lại để nhận thuốc điều trị. Nếu uống theo đúng chỉ định thì sau 15 ngày có thể sạch sán hoàn toàn.

Được biết, bệnh ấu trùng sán lợn và sán trưởng thành có thể điều trị khỏi bằng thuốc Praziquantel và Albendazole. Tuy nhiên, người bệnh cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện có đốt sán để tránh nguy cơ phát triển bệnh nặng hơn. Đồng thời, việc điều trị bệnh ấu trùng sán lợn phải thực hiện tại các cơ sở y tế có đủ trang thiết bị cấp cứu và phải theo dõi thường xuyên hàng ngày.

Yhtt

Bài viết được xem nhiều nhất :

About admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

.
.
.
.