(Tambehanoi.com) _Việc chụp X – Quang có phải bỏ quần áo ra không ? Đó là 1 câu hỏi của rất nhiều các bệnh nhân khi đi chụp X Quang tại các bệnh viện và phòng khám khác nhau ?
Chụp X – Quang là gì ?
– Đi chụp X – quang là một trong những kỹ thuật cận lâm sàng rất phổ biến hiện nay, đóng góp rất lớn vào việc chẩn đoán, theo dõi điều trị và sau điều trị rất nhiều bệnh lý. Khi đi chụp X – quang, người bệnh vẫn còn quan tâm nhiều về vấn đề chụp X – quang có phải cởi áo quần không là một câu hỏi thường gặp, vì vậy cần tìm hiểu kỹ về phương pháp này cũng như những lưu ý khi đi chụp X – quang.
– Chụp X – quang là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được áp dụng với mục đích kiểm tra và tìm ra những dấu hiệu bất thường trên cơ thể bệnh nhân ở một số cơ quan nhất định như xương, răng hoặc tim. Kỹ thuật này sử dụng tia X là một loại bức xạ năng lượng rất cao có thể xuyên qua dịch và một số mô mềm trong cơ thể bệnh nhân để ghi lại hình ảnh tại những vị trí này, giúp các bác sĩ có thể phần nào chẩn đoán hoặc định hướng chẩn đoán một số bệnh lý liên quan.
– Thông thường, chụp X – quang thường có tác dụng rất tốt trong việc tìm ra những dấu hiệu bất thường tại các tạng đặc trong cơ thể, điển hình là xương, còn với những tạng rỗng thì kỹ thuật chụp X – quang thường ít có tác dụng hơn do đặc điểm của tia X. Trước đây khi chưa có sự ra đời của chụp X – quang thì người thầy thuốc thường chỉ chẩn đoán bệnh lý dựa vào việc khám thực thể nên ít thấy được những tổn thương bên trong hệ cơ quan, do vậy sự phổ biến của chụp X – quang hiện nay đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc nâng cao độ chính xác của chẩn đoán cũng như phát hiện sớm được những bệnh lý, từ đó việc điều trị cũng sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
– Về nguyên lý hoạt động, nếu cường độ của tia X càng tăng thì khả năng đâm xuyên của tia X khi tiến hàng chụp X – quang sẽ ngày càng sâu hơn. Và khi đã đi xuyên qua những cơ quan cần khảo sát thì cường độ của tia X sẽ suy giảm dần do bị hấp thụ 1 phần bởi những cơ quan này, cuối cùng sẽ được thu nhận thông qua một số thiết bị như màn chiếu và phim để cho ra những hình ảnh hoàn chỉnh.
Kỹ thuật khoa học chụp X- Quang như nào ?
– Tùy vào mục đích cũng như những cơ quan khác nhau cần chụp chiếu mà tư thế bệnh nhân khi chụp X – quang sẽ khác nhau trong từng trường hợp cụ thể, có thể nằm, ngồi hoặc đứng. Ngoài ra, khi bệnh nhân chụp X – quang phổi thì cần phải nín thở trong một khoảng thời gian ngắn là vài giây để hình ảnh ghi lại trên phim X – quang được rõ nét nhất có thể. Đối với những tạng rỗng và có nhiều khí như phổi hoặc dạ dày thì khi chụp X – quang sẽ cho hình ảnh có màu đen đậm hơn so với những cơ quan khác, còn với những tạng đặc như xương vì tính chất có thể cản trở tia X lên phim chụp sẽ cho hình ảnh sáng màu hơn.
– Một số chỉ định cho việc thực hiện kỹ thuật chụp X – quang bao gồm:
- Trên cơ thể có một số vị trí đau hoặc biểu hiện những dấu hiệu bất thường cần kiểm tra để tìm rõ nguyên nhân.
– Theo dõi quá trình bệnh lý của bệnh đang điều trị.
– Đánh giá hiệu quả điều trị.
– Bệnh nhân có những dấu hiệu nghi ngờ mắc phải những bệnh lý về cơ xương khớp như viêm khớp hoặc gãy xương, hay những bệnh lý tim mạch, bệnh lý về phổi, nhiễm trùng hoặc một số khối u xuất hiện ở vú, ngoài ra còn có thể chụp X – quang trong các bệnh lý nha khoa.
– Vì khi đi chụp X – quang người bệnh sẽ tiếp xúc với một lượng nhỏ tia phóng xạ được chiếu vào người, tuy nhiên hàm lượng tia phóng xạ phơi nhiễm với người bệnh này được cho là an toàn đối với sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, kỹ thuật chụp X – quang cũng không được khuyến cáo thực hiện đối với những đối tượng sau đây: - Phụ nữ đang mang thai :
– Nếu cần thiết phải chụp X – quang trên phụ nữ đang mang thai thì cần có chỉ định cụ thể của bác sĩ điều trị, hoặc có thể đổi sang một kỹ thuật cận lâm sàng khác mà không sử dụng tia phóng xạ để khảo sát trên phụ nữ mang thai.
Chụp X-Quang có phải bỏ quần áo không ?
– Vì chụp X – quang là một quy trình tiêu chuẩn nên đa số trường hợp thì bệnh nhân không cần phải chuẩn bị gì trước khi tiến hành chụp. Tùy vào vị trí của cơ quan cần khảo sát mà bệnh nhân sẽ được yêu cầu phải nới lỏng áo quần xung quanh vị trí đó. Đặc biệt, khi chụp X – quang phổi đối với phụ nữ thì sẽ được yêu cầu cởi bỏ áo lót trong và mặc một lớp áo mỏng ở ngoài để hình ảnh ghi lại được chính xác và rõ nét nhất, còn nam giới chỉ cần mặc áo mỏng khi chụp phim phổi. Ngoài ra, bệnh nhân còn được yêu cầu phải gỡ bỏ một số đồ vật trang sức hiện mang trên người và những đồ vật khác bằng kim loại trước khi chụp X – quang vì những đồ vật này có thể cản trở đường đi của tia X, nhằm đạt được kết quả chụp chính xác nhất.
– Một số lưu ý khác trước khi tiến hành chụp X – quang đó là:
- Đối với một số kỹ thuật chụp X – quang thì cần uống hoặc tiêm thuốc cản quang, tuy nhiên cần lưu ý một số tác dụng phụ của thuốc cản quang có thể xảy ra trên người bệnh như phát ban, ngứa, chóng mặt, buồn nôn hay bệnh nhân có cảm giác có vị kim loại trong miệng, nghiêm trọng hơn thì thuốc cản quang có thể gây nên phản ứng sốc phản vệ, tụt huyết áp hoặc ngừng tim, vì vậy cần theo dõi sát tình trạng của bệnh nhân khi sử dụng thuốc cản quang.
- Đối với chụp X – quang ruột thì bệnh nhân có thể được thụt tháo, làm sạch ruột trước khi tiến hành chụp
- Một số kỹ thuật chụp X – quang đặc biệt khác thì bệnh nhân cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ đưa ra.
– Đi chụp X – quang là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh vô cùng thông dụng hiện nay, hầu hết được dùng để khảo sát và tìm ra những dấu hiệu bất thường tại một số cơ quan trong cơ thể như xương, phổi, tim, răng… mà khi khám lâm sàng không thể phát hiện được. Vì một số đặc tính nhất định của tia X nên khi đi chụp X – quang bệnh nhân cũng cần lưu ý về tình trạng sức khỏe hiện tại cũng như vấn đề chụp X – quang có phải cởi quần áo không để thực hiện một cách chính xác nhất, nhằm mục đích cho kết quả chụp tốt nhất mà không ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.
Ngoài ra nếu quý khách có nhu cầu cần dịch vụ tắm bé tại nhà hoặc các dịch vụ chăm sóc mẹ sau sinh tại nhà TẮM BÉ HÀ NỘI quý khách gọi đến số hotline để được các bạn tư vấn về các dịch vụ bên trung tâm .
Bài viết liên quan :