Tại Trung Quốc các bà mẹ đã mua phải sữa bột làm giả các thương hiệu lớn đã làm cho hàng trăm trẻ sơ sinh bị tử vong với những cái đầu phình to dị thường và những khuôn mặt thẫn thờ đẫm nước mắt của các bà mẹ đã mua phải sữa bột giả cho con mình .
>> Mẹ đẻ vất trẻ sơ sinh vào balo rồi bỏ đi
>> Cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất từ 0 – 1 tháng tuổi
>> Giá tắm trẻ sơ sinh tại nhà
Ngày 22/5, Công an TP Huế đã khám phá đường dây nhập lậu, đánh tráo, thay đổi nhãn mác thương hiệu nổi tiếng làm giả sữa Ensure, thu giữ hàng nghìn lít sữa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, loại 237ml.
– Theo khai nhận ban đầu của bà Tôn Nữ Cẩm Nhung, 53 tuổi, phường An Cựu – bà Nhung đã thuê người bóc – dán nhãn các sản phẩm sữa bột nước giả Ensure. Công an TP Huế đã tạm giữ 5.208 lon màu cam, 1.680 lon màu xanh và 505 lon không có nhãn mác, 50 thùng sữa Ensure, loại 237ml đã bị lột nhãn màu vàng dán sang màu xanh và không có nhãn mác của bà Nguyễn Thị Kim Chi (SN 1965)
– Mở rộng điều tra, Công an TP. Huế còn thu giữ tại nhà ông Nguyễn Quang Sanh (SN 1950) 60 thùng sữa Ensure loại lon và chai 237ml và tại nhà ông Phan Văn Bé (SN 1964) 24 thùng sữa hiệu Ensure.
– Theo như cục y tế của Trung Quốc thì có 171 trẻ sơ sinh tử vong vì sữa giả “Pu Meng” với những cái đầu phình to dị thường, những tiếng khóc đau lòng và những khuôn mặt thẫn thờ đẫm nước mắt của các bà mẹ, tất cả đã tạo nên bức tranh xúc động xung quanh vụ sữa bột giả gây tử vong trẻ em tại Trung Quốc.
– Từ tháng 5-2003, 171 trẻ em tại thành phố Phụ Dương (tỉnh An Huy) đã được ghi nhận có triệu chứng bất thường. Căn “bệnh lạ” khiến đầu các em phình to trong khi cơ thể ngày càng còi cọc và sức khỏe ngày càng suy yếu. Thế rồi, trước sự bất lực của gia đình cũng như bác sĩ địa phương, các em trút hơi thở cuối cùng sau khi chào đời không lâu.
– Tháng 7/2004, khoảng 3.000 học sinh tiểu học tại Liêu Ninh đã bị ngộ độc từ sữa đậu nành được sản xuất từ Công ty Baorun Milk, liên doanh Trung Quốc – Mỹ.
– Trinh sát Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an TP.HCM kiểm tra căn hộ 207, lô B, chung cư Cây Mai (P.16, Q.11, TP.HCM), bắt quả tang Hồ Bảo Sơn (SN 1953) đang tổ chức đóng lon sữa bột giả.
– Trinh sát phát hiện một lô hàng gồm sữa giả Friso và Abbott (loại 1,5 kg) thành phẩm. Tại hiện trường, trinh sát thu 10 thùng vỏ lon sữa, 2 thùng nắp nhựa, 2 thùng nắp nhôm cùng hàng chục kg sữa các loại, 1 thùng tem nhãn hiệu Abbott, 6 thùng sữa thành phẩm với các loại hộp từ 450 gr – 1,5 kg.
– Theo khai nhận ban đầu, Sơn đi mua sữa bột giá rẻ, thu gom lon sữa đã qua sử dụng tại các vựa ve chai với giá 2.000 đồng/lon; sau đó đổ sữa giá rẻ vào lon đóng hộp, dán tem Abbott cung cấp cho các cửa hàng ở TP.HCM tiêu thụ với giá 650.000 đồng/hộp loại 1 kg.
– Ngày 26/6, các trinh sát CSĐT đã phối hợp với các đơn vị tiến hành kiểm tra nhà không số thuộc tổ 7, ấp 2A, xã Vĩnh Lộc A. Tại hiện trường, trinh sát phát hiện 19 bao sữa bột không rõ nguồn gốc, 22 bao đường hóa học, 8 bao bột sữa NDC đều có nguồn gốc, xuất xứ từ Trung Quốc. Đồng thời, cũng phát hiện một hệ thống máy trộn sữa, máy ghép, hàn, cắt lon sữa và khoảng 80kg nhãn mác sữa (in tên các hiệu sữa Pigo, Gina Milk Canxi, Gina Milk… sữa Australia gầy)
– Ngoài lượng sữa nguyên liệu ra, các trinh sát còn phát hiện 1.156 lon và hộp sữa các hiệu Pigo, Physogrow, Gina Milk, trong đó có nhiều lon đã hết hạn sử dụng. Tại CQĐT, Phước khai ngoài địa chỉ này Phước còn một điểm lưu giữ sữa thành phẩm đặt tại nhà không số ở tổ 15, ấp 6B, xã Vĩnh Lộc A. Tại địa điểm này, các trinh sát phát hiện thêm 642 lon sữa thành phẩm, in các nhãn hiệu Pigo, Physogrow, Gina Milk.
– Theo lời khai của Phước, quy trình sản xuất sữa rất đơn giản: Sau khi có các nguyên liệu, Phước cho đường ngọt, đường lạt, bột sữa, bột béo vào máy trộn đều rồi đóng gói và tự mình dán tên các hãng sữa có thương hiệu lên lon. Khi hoàn thành sản phẩm, Phước lên mạng quảng cáo là sữa “cao cấp” để tiêu thụ trên thị trường ở TPHCM và các tỉnh lân cận.
– Đặc biệt, Phước sản xuất rất nhiều loại sữa khác nhau, cho nhiều đối tượng khác nhau như người già, trẻ em, người gầy… nhưng chỉ sử dụng chung một công thức pha trộn như trên.
-Sau khi sữa thành phẩm, Phước lên mạng quảng cáo các loại sữa bột giả “cao cấp” do mình sản xuất và tiêu thụ một lượng lớn tại thị trường các tỉnh miền Tây, miền Trung và TP Hồ Chí Minh. Các nhãn mác sữa đều nhái giống 90% các nhãn hiệu nổi tiếng nên người tiêu dùng không để ý dễ mua lầm.
docbao.com