Chăm sóc thai nhi 40 TUẦN bạn cần biết ?

Chăm sóc thai nhi 40 TUẦN bạn cần biết ?

(Tambehanoi.com) – Khi bạn mang thai đến 40 Tuần mà chưa có dấu hiệu sinh, bạn lo ngại và không biết chăm sóc cả mẹ bé như thế nào ? Và bài viết dưới đây cho bạn 1 số lời khuyên về cách chăm sóc thai nhi tuần 40 .

Thai nhi 40 tuần phát triển như thế nào?

Bé lúc này có kích thước của một quả bí ngô nhỏ và có thể chào đời vào bất kỳ lúc nào. Con của mẹ vào tuần thứ 40 trung bình nặng khoảng 3,4kg và dài khoảng 50,8 cm.

Sau nhiều tuần dự đoán và chuẩn bị, bé có thể sinh ra vào thời điểm này hoặc có thể không. Chỉ 5% phụ nữ sinh con ra đúng thời hạn dự sinh và nhiều người lần đầu làm mẹ phải chờ tới hai tuần sau ngày dự sinh thì bé mới ra đời.

Đừng mong đợi bé sinh ra sẽ vô cùng xinh đẹp và đáng yêu.Tắm trẻ sơ sinh tại nhà khi vừa ra đời thường có đầu bị biến dạng tạm thời và có thể được bao phủ bởi màng nhầy và máu. Da của bé có thể bị đổi màu, khô nẻ và phát ban.

Sự hiện diện của hormone mẹ trong bé khiến bộ phận sinh dục của bé (bìu ở bé trai và môi âm hộ ở bé gái) có thể lớn hơn bình thường. Thai nhi 40 tuần tuổi, dù là con trai hay con gái, thậm chí có thể tiết ra sữa từ núm vú nhỏ xíu của bé. Điều này sẽ biến mất trong một vài ngày và là một điều hoàn toàn bình thường.

Ngay sau khi sinh việc chăm sóc sau sinh rất quan trọng, bà đỡ, y tá hoặc bác sĩ sẽ hút chất nhầy ra khỏi miệng và mũi của bé và mẹ sẽ nghe được tiếng khóc đầu tiên mà mẹ hằng mong đợi. Bé sau đó có thể được đặt trên bụng của mẹ và được cắt dây rốn, thường do cha của bé thực hiện nếu được phép. Một loạt các xét nghiệm sàng lọc nhanh, chẳng hạn như đo chỉ số Apgar sẽ được thực hiện để đánh giá phản ứng và các dấu hiệu đáng chú ý của bé, sau đó bé sẽ được đo cân nặng và chiều cao. Nếu mẹ mang thai nhưng có nguy cơ gặp nguy hiểm cao hoặc cần phải mổ lấy thai, một bác sĩ chuyên chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh sẽ có mặt sau khi mẹ đã lâm bồn để chăm sóc cho bé ngay lập tức và sau đó bé sẽ được đặt trong vòng tay chờ đợi của mẹ.

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào ở thai kỳ 40 Tuần?

Tuần thai thứ 40, mẹ sẽ trải nghiệm những giây phút mà mẹ luôn mong chờ – gặp gỡ với bé! Tuy nhiên, trước khi có thể gặp con, mẹ sẽ phải trải qua những giây phút khó khăn của việc sinh nở. Mẹ có thể tìm hiểu về ba giai đoạn sinh con trong các lớp học tiền sản. Giai đoạn đầu tiên là làm mỏng và căng cổ tử cung của mẹ bằng cách co thắt tử cung đều đặn. Giai đoạn thứ hai là bé di chuyển vào ống âm đạo để ra khỏi cơ thể của mẹ. Giai đoạn thứ ba và cuối cùng là khi mẹ sinh ra nhau thai kết nối mẹ với bé.

Nếu mẹ không lâm bồn trong vòng một tuần kể từ ngày hết thời hạn mang thai, bác sĩ có thể đề nghị mẹ xét nghiệm để theo dõi nhịp tim và chuyển động của thai nhi để đảm bảo rằng bé đang nhận được đủ oxy và hệ thần kinh của bé vẫn đang phản ứng bình thường. Để đảm bảo nhận biết rõ về tình hình phát triển của thai nhi giai đoạn này, mẹ có thể trò chuyện với bác sĩ để tìm hiểu thêm về các xét nghiệm này.

Nếu việc lâm bồn của mẹ vẫn không tiến triển hoặc nếu sức khỏe của mẹ và của bé không đủ thì bác sĩ có thể kích thích chuyển dạ bằng cách làm vỡ các màng theo phương pháp nhân tạo hoặc dùng hoormone oxytocin hoặc các thuốc khác. Nếu mẹ mang thai đến tuần thứ 40 nhưng có nguy cơ cao gặp nguy hiểm hoặc nếu có bất kỳ biến chứng tiềm năng khác, mẹ có thể yêu cầu mổ để lấy thai.

Một số phụ nữ biết trước là họ sẽ mổ lấy thai và có thể lên lịch cho ngày sinh của bé. Nếu mẹ là một trong số này, mẹ sẽ có thể chuẩn bị cảm xúc và tinh thần cho sự ra đời của bé. Điều này có thể giúp giảm bớt những cảm giác thất vọng mà nhiều bà mẹ không thể tự sinh con phải trải qua. Nhưng ngay cả khi mẹ phải trải qua việc mổ lấy thai mà không được lên kế hoạch, hãy yên tâm rằng mẹ vẫn sẽ có thể gắn bó với bé. Nó có thể không phải là kinh nghiệm sinh nở mà mẹ tưởng tượng, nhưng cuối cùng thì đứa bé sơ sinh xinh đẹp của mẹ cũng đã ra đời và những tháng chờ đợi suốt 40 tuần thai đã chấm dứt.

Những điều mẹ cần lưu ý  thai kỳ 40 Tuần là gì?

Nếu mẹ đã quá ngày sinh, bác sĩ có thể khuyên mẹ nên thực hiện các bước để thử và khởi động sự lâm bồn của mẹ. Mẹ có thể được cho thuốc để giúp làm mềm và nở rộng cổ tử cung. Tuy nhiên, thời điểm thai kỳ 40 tuần, nếu túi ối của mẹ vẫn còn nguyên vẹn, bác sĩ có thể phá vỡ nước ối bằng cách tạo ra một lỗ hở trong túi bằng một cái móc nhựa mỏng. Quá trình này sẽ không làm tổn thương, nhưng mẹ có thể cảm nhận được chất lỏng tuôn ra khi túi nứt ra.

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Khi thai nhi đã được 40 tuần tuổi, nếu cần thiết, hãy yêu cầu bác sĩ cho mẹ uống thuốc để thúc đẩy cơn co thắt. Liều lượng thuốc có thể thay đổi phù hợp để điều chỉnh cường độ và tần số các cơn co thắt của mẹ.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Mẹ có thể sẽ phải gặp bác sĩ hàng tuần từ bây giờ cho đến khi em bé ra đời. Đừng ngạc nhiên nếu bác sĩ thực hiện một hoặc nhiều lần kiểm tra vùng xương chậu thường xuyên. Việc kiểm tra này có thể giúp bác sĩ xác nhận vị trí sinh của bé: đầu trước, chân trước hoặc cuối thân trước. Hầu hết trẻ em nằm ở vị trí đầu trước. Khi ngày sinh của mẹ đến gần hơn, bác sĩ có thể sử dụng các từ ngữ chuyên môn như “độ lọt” và “ngôi thai”.

Ngôi thai là thuật ngữ y tế chỉ phần cơ thể của bé nằm xa nhất trong vùng xương chậu.

Độ lọt là khoảng cách từ ngôi thai đến khung xương chậu.

Trong suốt quá trình kiểm tra khung xương chậu, bác sĩ cũng có thể kiểm tra cổ tử cung của mẹ để xem nó đã mềm ra, giãn ra và mỏng đi bao nhiêu và thông tin này sẽ được hiển thị bằng con số và tỷ lệ phần trăm.

Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?

Mặc dù việc đi máy bay trong ba tháng cuối cùng của thai kỳ là an toàn nhưng mẹ cần thảo luận về kế hoạch với bác sĩ trước khi đặt chuyến bay. Trong trường hợp mẹ phải đối mặt với các nguy cơ cao nhất định, bác sĩ có thể tư vấn mẹ ở nhà trong suốt thai kỳ.

Mẹ nên hoãn chuyến du lịch bằng máy bay nếu mẹ:

Đang mang thai đôi hay nhiều hơn
Có bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp
Có bất thường về nhau thai hoặc chảy máu âm đạo
Có nghi ngờ sẽ sinh non
Đã từng bị bệnh máu đông (bao gồm cả trước khi mang thai).
Tốt nhất mẹ nên tránh di chuyển bằng máy bay trong tháng cuối cùng, nhất là vào tuần 40 của thai kỳ, khi mẹ có nhiều khả năng sẽ lâm bồn vào bất cứ lúc nào.

Mọi vấn đề cần tư vấn về mang thai bạn hãy gọi đến trung tâm sẽ được tư vấn miễn phí trước tình trạng của bạn . Ngoài ra nếu bạn có nhu cầu về 1 số dịch vụ khác như dịch vụ tắm bé tại nhà hoặc chăm sóc sau sinh tại nhà hãy liên hệ với chúng tôi.

Dang-ky-dich-vu-tam-be

Bài viết được xem nhiều nhất trong tuần !

About admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

.
.
.
.