Đặc điểm đẻ thường như thế nào ?

Đặc điểm đẻ thường như thế nào ?

(Tambehanoi.com) Bạn có thể nghe rất nhiều thuật ngữ chuyên môn khi nhập bệnh vì đau đẻ và đẻ thường. Để nhận biết bạn có các dấu hiệu đẻ thường hay không, bạn cần liên tục hỏi bác sĩ hoặc y tá. Tuy nhiên, nếu bạn có chút kiến thức chung về những gì được chờ đợi trong một cuộc sinh thường thì sẽ giảm bớt lo lắng.

Đặc điểm Dấu hiệu đẻ thường bà bầu cần biết ?

Cuộc vượt cạn của bạn bắt đầu bằng các cơn đau đẻ. Nó có thể kéo dài từ 8 đến 14 giờ.

Sự giãn nở của cổ tử cung

– Cổ tử cung của bạn sẽ bắt đầu mở từ 1 đến 10 cm. Nếu cổ tử cung giãn nở đến 3 đến 4 cm rồi lại co lại, nó được gọi là cơn đau tích cực. Đây là giai đoạn đau đẻ đầu tiên khi bạn nhập viện. Khi mở đến 10 cm, em bé gần như ra ngoài.

Kiểm tra bé đã quay đầu chưa

– Khi bạn rặn đẻ, bác sĩ sẽ cảm thấy sự giãn nở cổ tử cung. Bác sĩ sẽ khám trong, chạm lên cổ tử cung để cảm nhận các bộ phận cơ thể của em bé. Nếu mọi thứ đều bình thường, bác sĩ sẽ tìm đầu em bé. Nếu không phải đầu mà là bộ phận cơ thể khác, đặc biệt là mông hoặc bàn chân, bạn cần phải mổ đẻ.

Độ xóa cổ tử cung

– Trong hầu hết các trường hợp bé đều đã quay đầu, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung và đặc biệt là độ xóa cổ tử cung. Nó được tính bằng phần trăm. Chiều dài bình thường của cổ tử cung là từ 3 đến 4 cm. Khi bắt đầu chuyển dạ, cổ tử cung bắt đầu mở rộng và mỏng. Việc giãn nở quá nhiều đến nỗi nó sát lại phần dưới của tử cung. Nếu cổ tử cung dày 2 cm, thì độ xóa khoảng 50%.

Khoảng cách của em bé

– Phần xương chậu của người mẹ được cảm nhận bởi bác sĩ hoặc y tá gọi là gai ụ ngồi. Vị trí này xác định khoảng cách (station). Station được xác định bởi khoảng cách giữa em bé (thường là đầu) đến vị trí của gai ụ ngồi của mẹ. Station là 0 nếu bào thai ở ngang mức gai ụ ngồi. Các station dao động từ -5 đến +5 cm dựa trên vị trí gai ụ ngồi. Ở mức 0, đỉnh đầu em bé nằm ngay trên gai ụ ngồi. Nếu em bé nằm dưới (station biểu hiện là số dương), nghĩa là em bé đã đi qua gai ụ ngồi và gần hơn để sinh. Vì vậy, khi bạn nghe bác sĩ của bạn nói, 4 cm, giãn nở /xóa 50%/ -1 station trong phòng đẻ, có nghĩa là cổ tử cung đã giãn nở 4 cm, độ xóa 50% và -1 là chỉ vị trí đầu của em bé.

Các cơn co thắt thường xuyên

– Các cơn co thắt thường xuyên với chẩn đoán nói trên có nghĩa là giai đoạn chuyển dạ của bạn đang hoạt động. Bạn sẽ sinh bé muộn nhất trong vòng 8 đến 12 giờ tới.

Đẻ thường khi nào bạn cần rạch tầm sinh môn ?

Tầng sinh môn là một phần của bộ phận sinh dục nữ có chiều dài từ 3 – 5cm. Chúng được cấu tạo gồm 3 tầng: tầng sâu có cơ nâng hậu môn và cơ ngồi cụt được bao bọc bởi hai lá cân của tầng sinh môn sâu; tầng nông có 5 cơ; tầng giữa gồm cơ ngang sâu và cơ thắt niệu đạo.

Nói chung, tầng sinh môn thuộc bộ phận sinh sản và sinh dục nữ có chức năng bảo vệ, nâng đỡ các cơ quan trong vùng chậu như tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang…, là cửa giao hợp để tiếp nhận tinh trùng.

Cụ thể, quá trình rạch tầng sinh môn được tiến hành như sau: Khi đầu thai nhi lấp ló ở “cửa mình” nữ, “cửa mình” nữ mở tối đa, thai sản được gây tê tại chỗ. Chờ tới khi cơn co thắt lên tới cao trào, một đường thái nhỏ sẽ được rạch từ đáy “cửa mình” nữ và thường hơi chếch sang một bên.

Tùy vào từng trường hợp, BS sẽ quyết định rạch tầng sinh môn ở cấp mấy, từ cấp 1 cho đến cấp 4. Theo từng cấp, mức độ gây tổn thương tới cơ quan này cao hơn nữa, để đáp ứng điều kiện thuận lợi để thai nhi sinh ra nhanh chóng, dễ dàng.

Ai và khi nào cần rạch tầng sinh môn?

Không hẳn ai sinh thường cũng phải trải qua thủ thuật này. Nếu trọng lượng, kích thước thai nhi nhỏ, mẹ bầu dễ sinh, thì rạch tầng sinh môn là không cấp bách.

Trong khi đó, thủ thuật này thường rơi vào các trường hợp sinh thường lần đầu, em bé quá lớn, thai nhi chưa thuận, thời gian vượt cạn đã quá dài, hoặc được áp dụng dụng cụ hỗ trợ sinh như kẹp forceps.
Việc cắt tầng sinh môn hầu như không gây đau bởi lẽ thai phụ được tiêm thuốc tê, hoặc khi các cơ đã giãn tối đa giống như cơ thể được gây tê tự nhiên. Dù vậy, mẹ bầu có thể vẫn cảm biến được nhói nhanh chóng khi diễn ra thủ thuật rạch.

Có các biến chứng thường thấy sau thủ thuật rạch tầng sinh môn :

Mô sẹo có thể phát triển xung quanh việc cắt và có thể cảm thấy ngứa nên việc chăm sóc mẹ sau sinh tại nhà rất cần thiết. Mô sẹo đôi khi có thể làm cho việc sinh hoạt tình dục cảm thấy đau đớn. Trong trường hợp này cần nhờ sự tư vấn của bác sĩ để thực hiện thủ thuật cắt – ghép lại.

Vết thương hoặc khu vực xung quanh trở nên đỏ, đau đớn và sưng lên, bạn có thể thấy mủ hoặc vết thương có mùi báo hiệu khả năng vết cắt bị viêm nhiễm, cần gặp bác sĩ hoặc gọi dịch vụ y tế tại nhà, nữ hộ sinh hoặc thăm khám sức khỏe ở các trung tâm y tế càng sớm càng tốt.

Thỉnh thoảng, có những vết thương khôg thể chữa lành và có thể bung ra, bạn cần phẫu thuật để sửa lại.

Đôi khi việc rạch tầng sinh môn có thể ảnh hưởng đến đường ruột của bạn.

Làm thế nào để tầng sinh môn nhanh lành sau khi rạch

Một số lời khuyên của các bác sĩ sẽ giúp tầng sinh môn của sản phụ nhanh lành hơn sau khi bị rạch:

Tập nhẹ nhàng các bài tập hay thực hiện một vài vật lý trị liệu. Các bài tập sẽ giúp hạn chế việc chảy máu vùng kín và tạo sự dẻo dai cho khung chậu, ngăn chặn các vấn đề tiêu cực của ruột hay bàng quang.

  • Đổ nước ấm vào đáy chậu và ngâm vùng kín để cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn.
  • Ăn thực phẩm có nhiều chất xơ như trái cây, rau quả giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn khi đi vệ sinh.
  • Uống nhiều nước cũng rất tốt cho tầng sinh môn nhanh lành.
  • Rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh.
  • Mặc quần áo rộng rãi, nên sử dụng chất liệu cotton, bông mềm để hạn chế việc làm tổn thương đến vết rạch.

Quan hệ Yêu sau khi rạch tầng sinh môn

Đầu tiên là mẹ phải kiên cử yêu trong khoản thời gian tư 4 -6 tuần để cho vết thương lành.

Khi mũi khâu của mẹ đã được chữa lành thì việc sinh hoạt tình dục trở lại là hết sức bình thường bạn sẽ cần xem là chỉ mình khâu là chỉ tiêu hay chỉ thường và có cần cắt chỉ tại nhà không. Lần đầu tiên quan hệ tình dục sau khi rạch tầng sinh môn, mẹ có thể cảm thấy đau đớn. Khi chưa sẵn sàng, hãy thư giãn càng nhiều càng tốt và có thể nhờ đến chất bôi trơn âm đạo để cảm thấy thoải mái hơn.

Bài viết được chúng tôi biên soạn và chia sẻ những thông tin bổ ích giúp các bạn có thêm thông tin trong việc chăm sóc bé .Nếu bạn có nhu cầu về dịch vụ tắm bé tại nhà hoặc thông tắc tia sữa tại nhà hãy gọi đến chúng tôi . Với đội ngũ nhân viên BS kinh nghiệm lâu năm sẽ làm các bạn hài lòng.

Dang-ky-dich-vu-tam-be

Bài viết được xem nhiều nhất trong tuần !

About admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

.
.
.
.