Nguyên nhân trẻ sơ sinh chảy nước dãi liên tục do đâu ?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh chảy nước dãi liên tục do đâu ?

(Tambehanoi.com) – Trẻ sơ sinh chảy nước dãi từ 0 -24 Tháng tuổi là chuyện thường gặp, Nguyên nhân trẻ sơ sinh chảy nước dãi liên tục do đâu ?

Trẻ chảy nước dãi liên tục do mọc Răng :

Đây là nguyên nhân đầu tiên bạn nên nghĩ đến khi trẻ chảy nhiều nước dãi. Dù rằng, đa phần trẻ nhỏ không mọc răng trong giai đoạn từ 6 đến 8 tháng tuổi nhưng ở một số trẻ, quá trình mọc răng cũng diễn ra khá sớm, đó cũng là lý do vì sao bé bắt đầu chảy nước dãi từ 3 tháng tuổi. Những chiếc răng mới nhú lên sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và bắt đầu chảy dãi nhiều hơn.

Ngoài ra, có một số triệu chứng khác mà bạn có thể nhận biết khi trẻ mọc răng như: bé cho tất cả những gì mà con cầm được vào mienegh và nhai, khó chịu, bồn chồn, thiếu ngủ, có thể bị sốt nhẹ…

Trẻ chảy nước dãi liên tục Tư thế mở miệng

Nếu con bạn có thói quen luôn mở miệng trong một thời gian dài, bé có thể bị chảy nước bọt. Điều này có thể là do trẻ bị ngạt mũi hay thậm chí có trường hợp cấu tạo khuôn miệng hoặc quai hàm của bé khác biệt, dẫn đến khi ngủ trẻ không khép môi lại được nên cũng rất hau chảy nhiều nước miếng.

Trẻ chảy nước dãi liên tục  Trẻ đang quá tập trung

Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi không thể nuốt nước bọt nếu chúng đang quá tập trung vào một hoạt động nào đó hoặc một món đồ vật chúng cảm thấy thích thú trong tầm với của mình. Điều này dẫn đến hiện tượng nước bọt chảy ra quá mức.

Trẻ chảy nước dãi liên tục do Thức ăn

Người ta nhận thấy rằng một số thực phẩm, chủ yếu là những loại có tính axit trong tự nhiên, có tác dụng kích hoạt tuyến nước bọt tăng tiết quá mức. Nếu bạn cho bé tiêu thụ những loại thực phẩm này, bé có thể bị chảy nhiều nước dãi hơn.

Trẻ chảy nước dãi liên tục do một số tình trạng bệnh lý

Bại não, dị tật bẩm sinh, chấn thương vùng đầu… là những tình trạng có thể khiến trẻ tiết nhiều nước miếng nhiều hơn so với bình thường.

Bên cạnh đó, các bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm xoang mũi… có đặc điểm chung đều gây nghẹt mũi, khó thở dẫn đến bé phải thở bằng miệng nhiều hơn. Nhưng khi trẻ ngủ mà vẫn phải dùng miệng thở thì dòng chảy nước bọt dễ trào ra ngoài hơn.

Thêm nữa, một số vấn đề xảy ra ở đường tiêu hóa như viêm ruột, đau dạ dày, tiêu chảy hay ăn không tiêu cũng làm nước bọt tiết ra nhiều hơn.

Trẻ chảy nước dãi liên tục do tác dụng phụ của thuốc

Hoạt động bình thường của cơ mặt ở trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng do việc dùng thuốc. Đôi khi, một số loại thuốc làm thay đổi trương lực cơ của môi tăng hoặc giảm và điều này có thể dẫn đến chảy nước dãi quá mức.

Trẻ chảy nước dãi liên tục do vệ sinh răng miệng kém

Tiết nước bọt là phản xạ tự nhiên của cơ thể để rửa trôi các chất bẩn, thức ăn hoặc vi khuẩn vùng miệng. Việc vệ sinh răng miệng kém trong quá trình tắm trẻ sơ sinh tại nhà và đánh tưa lưỡi cho bé cũng khiến cho cơ thể tiết nước bọt nhiều hơn để lam sạch vùng miệng.

Vì sao nói việc chảy nước dãi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ?


Bởi lẽ, hiện tượng này cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mọc răng. Chảy dãi kết hợp cùng với biểu hiện thổi bong bong nước bọt cũng là dấu mốc quan trọng của sự phát triển thể chất ở các bé cưng. Trường hợp bắt gặp bé chảy nước bọt sau khi ngửi sữa hoặc thức ăn, bạn nên biết rằng khứu giác của bé đang phát triển đấy!

Hơn nữa, nước bọt chứa các enzyme rất hữu ích giúp trẻ tiêu hóa các loại thức ăn bán rắn cho các bé ở giai đoạn 4 đến 6 tháng tuổi. Ngoài ra, nước bọt trung hòa axit dạ dày và hỗ trợ phát triển niêm mạc ruột, đồng thời bảo vệ niêm mạch này khỏi những kích thích. Thêm nữa, nước bọt cũng giúp liên kết thức ăn lại với nhau và nhờ vào tính trơn sẽ tạo điều kiện tốt để trẻ nuốt thức ăn dễ dàng

Nếu trẻ bị chảy nước dãi nhiều mà không có liên quan đến bệnh lý, bố mẹ có thể giúp bé hạn chế tiết nước bọt bằng các biện pháp sau đây:

  • Đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ vì ngủ nghiêng hay ngủ sấp đều là những tư thế dễ khiến trẻ chảy dãi nhiều. Không cho bé mút tay hoặc các đồ vật khác khi ngủ.
  • Nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách cho bé để ngăn vi khuẩn xâm nhập khoang miệng.
  • Cho bé uống nước đầy đủ để tránh khô miệng, vì khô miệng cũng là nguyên nhân khiến trẻ tiết nước bọt nhiều hơn.
  • Mẹ nên massage nướu răng bé nhẹ nhàng bằng ngón tay để giảm bớt khó chịu khi bé mọc răng. Cho trẻ đeo thêm yếm dãi và dùng khăn sạch lau miệng thường xuyên cho trẻ.
  • Bố mẹ cũng cần cho con đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm tra các dấu hiệu bất thường khác.
  • Tiết nước bọt là cách tự nhiên giúp trẻ làm ẩm và làm mềm thức ăn đặc, đồng thời để bé có thể nuốt thức ăn dễ dàng hơn. Mặc dù nó đáp ứng nhiều chức năng sinh lý quan trọng cho trẻ, nhưng bạn cần theo dõi chặt chẽ nếu tình trạng chảy nước dãi tăng lên và không có dấu hiệu giảm sau 2 tuổi nhé!

Đây cũng là những điều quan trọng trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh trong việc chảy nước dãi liên tục các bạn nên biết . Bài viết do chúng tôi biên soạn các bạn có nhu cầu về dịch vụ tắm bé tại nhà hoặc cần tư vấn về thông tắc tia sữa tại nhà hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí .

Dang-ky-dich-vu-tam-be

Bài viết được xem nhiều nhất trong tuần !

About admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

.
.
.
.