Nguyên nhân và cách chữa vàng da của trẻ sơ sinh

Nguyên nhân và cách chữa vàng da của trẻ sơ sinh

Nguyên nhân và cách chữa vàng da của trẻ sơ sinh như thế nào ? Đó là những câu hỏi mà những ông bố bà mẹ trẻ mới có em bé lần đầu . khi gặp những trường hợp này rất lo nắng về vấn đề sức khỏe của trẻ.

>> Tắm gì cho trẻ sơ sinh bây giờ ?

>>Tắm cho trẻ sơ sinh như thế nào là tốt ?

>> Trẻ sơ sinh đi ngoài sủi bọt có bị gì không ?

Trẻ sơ sinh vàng da

Trẻ sơ sinh bị vàng da

Nguyên nhân vàng da của trẻ sơ sinh :

  •  Nguyên nhân Vàng da của trẻ sơ sinh  là biểu hiện do chất bilirubin trong máu thấm vào da, có thể là bình thường hoặc là bệnh lý.
  • Trẻ sơ sinh vàng da khi lượng bilirubin trong máu tăng cao.
  • Thường gặp ở trẻ sinh non (gần 80%), ở trẻ đủ tháng (khoảng 25 % – 50%).
  • Tán huyết: xảy ra sớm ngày 1 – 2, ít gặp.
  • Bất đồng nhóm máu mẹ và con.
  • Tán huyết miễn dịch.
  • Thiếu men G6PD
  • Từ ngày 3 đến ngày 10, do :
  • Nhiễm trùng rốn, nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết.
  • Đa hồng cầu, bướu máu, bướu huyết thanh.
  • Chậm tiêu phân su, teo tắc ruột.
  • Kéo dài ( thường trên14 ngày) :
  • Do sữa mẹ (thường gặp)
  • Bệnh gan
  • Tắc mật.
  • Suy giáp bẩm sinh.
  • Bệnh chuyển hóa.

Đặc điểm vàng da của trẻ sơ sinh :

Vàng da bình thường (vàng da sinh lý):

  • Xuất hiện 2 – 3 ngày sau sinh.
  • Vàng da nhẹ ở mặt, ngực.
  • Trẻ vẫn khỏe, bú tốt, tăng cân tốt.
  • Tiêu phân vàng.
  • Thường tự khỏi sau 1 tuần.

Vàng da bệnh lý :

Xuất hiện sớm trong 24 giờ đầu sau sinh của trẻ

Di chứng của vàng da của trẻ sơ sinh do tăng bilirubin gián tiếp :

Bệnh lý não thoáng qua:

Là tình trạng ngộ độc do tăng bilirubin sớm, thoáng qua. Biểu hiện lâm sàng là ngủ lịm nhiều.

Vàng da nhân:
Là bệnh lý não do tăng bilirubin không được điều trị sẽ diễn tiến tổn thương thần kinh vĩnh viễn là vàng da nhân. Biểu hiện:

Giai đoạn 1: xuất hiện trong những ngày đầu tiên, trẻ ngủ gà, giảm trương lực cơ, bú kém, khóc thét.

Giai đoạn 2: xuất hiện sau hay trong tuần lễ đầu tiên, trẻ bỏ bú, tăng trương lực cơ, ưỡn cổ và thân, sốt, co gồng, co giật, chết trong cơn  ngưng thở.

Giai đoạn 3: xuất hiện sau 1 tuần, di chứng, tăng trương lực cơ, hôn mê, co giật, bất thường thị giác và thính giác.

Hướng dẫn phát hiện trẻ sơ sinh  vàng da :

Không cho trẻ nằm trong buồng tối.

Quan sát màu da trẻ hàng ngày dưới ánh sáng mặt trời.

Mang trẻ đến cơ sở y tế khám ngay khi thấy màu da trẻ vàng.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vàng da tại nhà :

Cho trẻ tắm  nắng mỗi sáng. và tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày .

Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, bú nhiều hơn.

Tái khám mỗi ngày cho đến khi trẻ hết vàng da (thường 1 tuần)

Theo dõi sát diễn tiến vàng da .

Theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu của vàng da nặng như: ngủ gà, bỏ bú, giảm hay tăng trương lực cơ, khóc thét, sốt, co gồng giât….
Cần cho trẻ đi khám bác sĩ nhi sớm khi trẻ có vàng da tắng hơn, hoặc có biểu hiện của vàng da nặng.

Bài Viết do dịch vụ tắm bé Hà Nội sưu tầm và chia sẻ . Các bạn thấy trẻ nhà mình bị những triệu trứng trên mang đến bệnh viện để bác sĩ tư vấn trực tiếp  .

 

About admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

.
.
.
.