(Tambehanoi.com) – Khi trẻ sơ sinh bị sốt , nhiều ba mẹ sẽ không biết có nên tắm cho bé nhà mình hay không do trẻ dang sốt hoặc vào mùa hè trẻ ra nhiều mồ hôi heo các bác sỹ chuyên khoa nhi, tắm cho bé cũng góp phần hạ sốt và tránh các tai biến ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ nhưng cần biết tắm cho trẻ đúng kỹ thuật.
Tắm trẻ sơ sinh khi bị sốt có lợi ích gì ?
Việc tắm trẻ sơ sinh khi bị sốt trên thực tế, không ít người cho rằng việc tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà khi trẻ bị sốt sẽ khiến bệnh của trẻ nặng và lâu khỏi hơn nên khi con ốm thì kiêng tắm. Thậm chí một số gia đình còn chùm, quấn trẻ quá kĩ khiến tình trạng sốt thêm trầm trọng. Khi trẻ bị sốt, cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi. Nếu cha mẹ kiêng nước, kiêng tắm cho trẻ sẽ khiến con ngứa ngáy, khó chịu, dễ bị mắc các bệnh da liễu: viêm da ở trẻ , mẩn đỏ…
Việc tắm là một trong những cách giúp hạ sốt cho bé một cách nhanh chóng. Khi cơ thể con sạch sẽ, thoải mái thì bệnh tình con sẽ mau khỏi.
Cách tắm trẻ sơ sinh tại nhà khi bị sốt :
– Bước 1: Kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ trước khi tắm để chuẩn bị các bước tiếp theo hợp lý cho trẻ.
– Bước 2: Chuẩn bị trước khi tắm
- Đóng kín cửa phòng tránh gió lùa.
- Pha nước tắm với nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ 2oC và phải duy trì nhiệt độ này trong suốt thời gian tắm. Nếu không đảm bảo được nhiệt độ của nước, phương pháp tắm, thì tốt nhất bố mẹ không nên tắm cho trẻ bị sốt mà chỉ nên lau người, cổ, nách, bẹn, lưng để hạ sốt cho trẻ.
– Bước 3: Tắm cho trẻ
- Dùng khăn mềm ẩm lau vùng mặt, má, cổ, tai, gáy của trẻ.
- Gội đầu thật nhanh cho trẻ. Sau đó lấy khăn lau khô vùng đầu của trẻ.
- Cho trẻ ngồi trong chậu tắm hoặc bổn tắm hoặc dùng vòi hoa sen để dội nước lên người trẻ. Sau khi tắm lau khô người và mặc quần áo thông thoáng cho trẻ.
Một số lưu ý tắm cho trẻ khi bị sốt
- Không nên tắm quá lâu cho trẻ. Thời gian tắm hợp lý là 5 phút
- Thời điểm tắm thích hợp: nếu vào mùa đông thì nên tắm cho bé vào buổi sáng là 9 – 11h, buổi chiều từ 15 – 17h . Nếu vào mùa hè, thời gian tắm cho trẻ vào buổi sáng là 8 – 10h, buổi chiều 16 – 18h.
- Sau khi trẻ tắm xong, việc chăm sóc mẹ và bé sau sinh cần bổ sung nhiều nước cho trẻ để trẻ bù lượng nước trẻ mất đi trong quá trình bị sốt. Song song với việc tắm cho trẻ thì mẹ cũng cần tiến hành cho con uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
- Tuyệt đối tránh gió sau khi tắm xong
Trường hợp nào không tắm cho trẻ khi bị sốt :
- Khi bé vừa tiêm phòng xong: Nếu lỗ tiêm trên da của bé tiếp xúc với nguồn nước không sạch, vi khuẩn càng có cơ hội xâm nhập vào trong. Nó dễ sưng tấy đỏ và đơ cứng, khá nguy hiểm. Vì thế cần chú ý cho bé nghỉ ngơi vài giờ hoặc dùng khăn lau người cho bé để hạ sốt thay vì tắm để tránh nước bắn vào chỗ tiêm.
- Khi da của bé đang bị tổn thương, chốc lở: Lúc này, tốt nhất không nên tắm cho trẻ vì nhưng vết thương hở rất dễ lan rộng hơn hoặc nặng hơn khi bị nước vào.
- Khi bé đang bị cảm lạnh, nôn nhiều, tiêu chảy: Khi trẻ bị các triệu chứng trên, tốt nhất không nên tắm cho trẻ mà chỉ cần lau người để tránh tình trạng mất nước thêm trầm trọng.
- Khi trẻ ăn no xong: Lúc này những mạch máu dưới da bị giãn nở khiến lưu lượng máu dồn đến đây nhiều trong khi đó lượng máu ở phần bụng tương đối ít, từ đó ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của bé. Ngoài ra, nếu vừa ăn no xong tắm, trẻ sẽ rất dễ bị nôn, trớ.
– Trong những trường hợp này, mẹ có thể cho con uống thuốc hạ sốt nếu thân nhiệt trên 38,5oC. Ngoài ra có thể lau người vùng cổ, nách, bẹn, lưng cho con hoặc sử dụng miếng dán hạ sốt, như miếng dán hạ sốt Sakura.
– Nhìn chung việc tắm bé tại nhà có thể hạ thân nhiệt cho con, tuy nhiên mẹ cần phải biết tắm đúng kỹ thuật để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nếu thấy con sốt cao, sốt phát ban, nổi ban đỏ, co giật thì cần đưa con đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.Bài viết do TẮM BÉ HÀ NỘI chia sẻ ngoài ra nếu quý vị có nhu cầu về các dịch vụ y tế tại nhà hay dịch vụ thông tắc tia sữa cần tư vấn bên mình xin phép tư vấn về các dịch .
Bài viết liên quan :