Tình hình dịch sởi hiện nay diễn biến phức tạp, nhiều thông tin ngoài luồng khiến dư luận hoang mang, các bà mẹ tự truyền nhau kinh nghiệm phòng sởi bằng hạt mùi già.
>> Bộ y tế chưa công bố dịch sởi vì sao
>> Nhân viên y tá tiêm nhầm thuốc cho 3 trẻ sơ sinh tử vong
>> 8 loại rau quả giúp làm đẹp da cho bà bầu hiệu quả nhất
Các mẹ truyền nhau bài thuốc phòng và trị sởi nhờ cây mùi :
Chị Lê Thu Phương tru tại Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm phòng tránh bệnh sởi bằng cách thường xuyên đun lá mùi già tắm bé tại nhà , kể cả khi bé bị rồi vẫn tắm để kích thích mọc nhanh và nhanh lặn cho các bé. Nếu không có cây mùi già, bố mẹ có thể thay bằng hạt mùi rất hiệu nghiệm.
Mẹ cu Bin chia sẻ: “Mình thấy nhiều mẹ mua hạt mùi già để phòng sởi cho con quá, mẹ nào có thông tin thêm về sử dụng hạt mùi cũng như những cách phòng và điều trị sởi thì update thêm nhé: hạt mùi rất nhẹ nên các mẹ chỉ cần mua từ 2-500gr là đủ dùng rồi mình thấy các mẹ trên đây toàn hỏi mua cả 1kg thì nhiều lắm dùng ko hết đâu, để lâu bị hỏng sẽ mất mùi. Nếu mua được hạt mùi giống vụ trước tết năm nay thì tốt nhất”.
Mùi già phòng sởi rất tốt nhưng không dùng tắm cho trẻ sơ sinh đã bị sởi :
Theo hướng dẫn của mẹ cu Bin, để phòng sởi, hạt mùi già các mẹ mua về lấy ra 1 nắm nhỏ rồi cho vào khăn xô của con hoặc cho vào túi lọc, bỏ vào nấu nước tắm cho con. Ngoài ra, các mẹ có thể cho con uống 1 thìa nhỏ nước hạt mùi.
Hạt mùi rất tốt khi bé đã có dấu hiệu hoặc mắc sởi. Các mẹ rang hạt mùi lên sau đó bọc vào vải xô chấm 1 chút rượu nhẹ và lau cho con từ trên xuống dưới, việc này giúp cho các nốt sởi mọc nhanh hơn để tránh các biến chứng cho con.
Còn chị Hoàng Hương Sơn Tây, Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm khi có dịch, ngoài việc chạy chữa cách ly người bệnh, không cho trẻ em đến gần, có thể cho trẻ uống bài thuốc: Rau mùi 20g, củ sắn dây 40g, thân mía 2 đốt. Đem cả 3 vị trên thái nhỏ, sắc lấy 2 lần nước, chia làm 3 lần uống trong ngày, uống 3 ngày liên tiếp.
Còn khi trẻ bị bệnh, điều trị theo các cách sau. Thứ nhất: Hạt mùi 4g, rượu 40 độ (vừa đủ). Cách dùng: Giã nát hạt mùi, thêm rượu vào cho xâm xấp, đun nóng, cho vào khăn sạch xoa lên những nơi sở chưa mọc để giúp ban sởi chóng mọc.
Cách thứ hai hạt mùi 80g, rượu 40 độ: 100ml, nước 100ml. Cách làm tán hạt mùi, hòa tan trong rượu và nước, đun sôi, đậy kín tránh bốc hơi, lọc bỏ bã, phun từ đầu đến chân trẻ bị bệnh (trừ mặt). Các ban sởi sẽ mọc nhanh.
Cách thứ 3 lấy toàn cây rau mùi 30g và 4 khẩu mía. Đổ 100ml nước, đun sôi và giữ nước sôi trong 10 phút. Chia làm 3 lần uống trong ngày.
Sử dụng rau mùi phòng sởi rất tốt
Theo Bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, Nguyên Chủ tịch hội Đông Y Việt Nam cho biết việc phòng ngừa bằng rau mùi và hạt mùi tốt nhưng chỉ phòng bệnh. Khi trẻ bị sởi tuyệt đối không tắm hạt mùi. Có thể cho trẻ uống nước hạt mùi sắc.
Theo khoa học, rau mùi còn được gọi là ngò, ngò rí, hồ tuy, nguyên tuy… , tên khoa học là Coriandrum sativum L, được trồng khắp nơi làm rau, gia vị và làm thuốc. Dầu rau mùi là một trong số 20 loại dầu được sử dụng nhiều nhất trên thế giới và được sử dụng như một chất phụ gia thực phẩm.
Dầu rau mùi được sản xuất từ hạt giống của cây rau mùi và đã được chứng minh là loại thảo dược có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm đau, giảm chuột rút và co giật, giảm buồn nôn, hỗ trợ tiêu hóa và điều trị các nhiễm trùng do nấm…
Hạt mùi già có tác dụng kháng khuẩn rất tốt
Về thành phần hóa học, trong rau mùi có 93,3% nước, 2,6% protid, 0,7% glucid, 1,8% xenluloza, nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin C (140 mg%).
Trong hạt mùi có nước, từ 16 – 18% protid, 13-15% lipid, 38% xenluloza, 13% chất không nito và khoảng 1% tinh dầu. Tinh dầu hạt là một chất lỏng không màu hoặc vàng nhạt, vị cay, có mùi thơm đặc biệt.
Dầu rau mùi đã được chứng minh là có khả năng kháng khuẩn. Việc ứng dụng đặc tính này của rau mùi trong ngành công nghiệp thực phẩm và y học có thể kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật, ngăn ngừa các bệnh lây qua đường thực phẩm và thậm chí trong điều trị các bệnh nhiễm trùng kháng kháng sinh.
Đó chính là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Nội vụ Beira, Bồ Đào Nha được đăng trên Tạp chí Medical Microbiology.
soha.vn